Làm sao để phòng ngừa viêm gan siêu vi?

Thứ bảy - 15/06/2019 10:02 4.039 0
Phòng ngừa viêm gan bao gồm tránh phơi nhiễm với virus, dùng kháng huyết thanh khi có nguy cơ phơi nhiễm và chích vaccine. Tiêm kháng huyết thanh được gọi là miễn dịch thụ động vì người tiêm được nhận kháng thể từ người đã nhiễm virus viêm gan. Tiêm vaccine được gọi lại miễn dịch chủ động vì virus đã chết hoặc thành phần không gây nhiễm của virus được đưa vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể.
Hình minh họa
Hình minh họa

Tránh phơi nhiễm với virus 

Phòng ngừa VGSV cho kết quả tốt hơn là điều trị khi đã mắc bệnh. Cẩn thận tránh tiếp xúc với máu của người khác (kim tiêm bẩn), tinh dịch (quan hệ tình dục không an toàn) và các chất tiết khác (phân, dịch nôn ói) có thể tránh được sự lây lan của virus.

Sử dụng globulins miễn dịch

 Globulin miễn dịch huyết thanh (ISG) là huyết thanh người chứa kháng thể kháng virus viêm gan A. ISG có thể được dùng để phòng bệnh ở người đã phơi nhiễm với HAV. ISG tác dụng ngay sau khi vào cơ thể và có tác dụngbảo vệ trong vài tháng. ISG thường được dùng cho người du lịch tới vùng dịch tễ HAV hoặc có tiếp xúc gần gũi với người nhiễm VGSV A. ISG tương đối an toàn, ít tác dụng phụ.

 Globulin đặc hiệu cho HBV hay HBIG (BayHep B) là huyết thanh người chứa kháng thể kháng HBV. HBIG được làm từ huyết tương có nồng độ cao kháng thể HBV. Nếu được dùng trong vòng 10 ngày sau khi phơi nhiễm virus, HBIG hầu như luôn thành công trong phòng ngừa bệnh. Ngay cả khi trễ hơn thời gian này, HBIG vẫn có thể làm nhẹ tình trạng nhiễm HBV. Tác dụng bảo vệ của nó kéo dài 3 tuần. HBIG cũng được tiêm cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HBV. Ngoài ra, HBIG được dùng cho người phơi nhiễm HBV qua quan hệ tình dục hoặc nhân viên y tế bị tai nạn kim đâm nhiễm máu của người bệnh.

Vaccine viêm gan 

Viêm gan A 

 Ở Hoa Kỳ đang lưu hành 2 loại vaccine viêm gan A là Havrix và Vaqta. Cả hai chứa virus viêm gan A không hoạt động (đã chết). Liều được khuyến cáo ở người lớn là 2 liều (mũi)vaccine. Sau liều thứ nhất, kháng thể bảo vệ phát triển ở 70% người được tiêm trong 2 tuần, và gần 100% ở tuần thứ 4. Sau khi nhận được 2 liều, miễn dịch chống lại nhiễm HAVkéo dài nhiều năm.

 Đối tượng nguy cơ nhiễm HAV và người bệnh gan mạn tính nên được chích ngừa. Tuy người bệnh gan mạn không là đối tượng nguy cơ nhiễm HAV, bệnh gan của họ có thể tiến triển nặng đến suy gan (kể cả tử vong) nếu bị nhiễm HAV, vậy nên đối tượng này vẫn nên tiêm ngừa.

 Người có nguy cơ nhiễm HAV:

  • Du lịch tới nước dịch tễ của HAV
  • Quan hệ tình dục
  • Nghiện thuốc (tiêm hoặc không)
  • Người nghiên cứu HAV hoặc tiếp xúc với linh trưởng có thể nhiễm HAV
  • Người bệnh rối loạn đông máu phải điều trị với yếu tố đông máu

 Một số nhà chức trách y tế địa phương hoặc công ty tư nhân yêu cầu nhân viên vận chuyển thức ăn phải chích ngừa HAV.

 Cần vài tuần để kháng thể phát huy tác dụng nên người du lịch tới vùng dịch tễ HAV nên được tiêm ngừa ít nhất 4 tuần trước chuyến đi. CDC khuyến cáo tiêm thêm kháng huyết thanh bên cạnh vaccine nếu buộc phải đi sớm hơn 4 tuần. Globulin miễn dịch có tác dụng nhanh hơn vaccine nhưng kéo dài ngắn hơn.

Viêm gan B 

 Vaccine viêm gan B, bao gồm kháng nguyên vô hại của HBV, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch cơ thể tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt của HBV. Vaccine lưu hành ở Mỹ được tổng hợp bằng kĩ thuật tái tổ hợp DNA. Các vaccine này (Energix-B và Recombivax-HB) chỉ chứa phần kháng nguyên bề mặt của virus có tác dụng mạnh nhất trong kích thích cơ thể tạo kháng thể. Chúng không chứa các thành phần khác ngoài kháng nguyên bề mặt nên không thể gây nhiễm HBV. Vaccine nên được tiêm 3 lần, liều thứ 2 cách liều đầu 1-2 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 4-6 tháng. Để đảm bảo tác dụng tốt nhất, vaccine nên được tiêm ở cơ bắp vai thay vì ở mông.

 Vaccine viêm gan B hiệu quả 95% ở người lớn khoẻ mạnh. 5% người được tiêm còn lại không đạt được nồng độ kháng thể hiệu quả để ngừa HBV sau 3 liều vaccine. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch (ví dụ: nhiễm HIV), người lớn tuổi, người đang chạy thận nhân tạo có nhiều khả năng không đáp ứng với vaccine hơn.

 Vaccine viêm gan B được khuyến cáo dùng cho:

  • Tất cả trẻ sơ sinh
  • Người dưới 18 tuổi không được chích vaccine HBV khi còn nhỏ
  • Người có nghề nghiệp phải phơi nhiễm với máu hoặc dịch tiết
  • Người chạy thận nhân tạo
  • Bệnh nhân hemophilia và các bệnh nhân khác được điều trị yếu tố kháng đông
  • Người tiếp xúc gần hoặc bạn tình của người nhiễm HBV mạn
  • Người du lịch hoặc sống ởvùng dịch tễ HBV trên 6 tháng
  • Người nghiện thuốc qua đường tiêm truyền và bạn tình của họ
  • Người quan hệ tình dục nam-nam, hoặc nam-nữ có nhiều bạn tình, hoặc mới nhiễm bệnh lây qua đường tình dục
  • Nhân viên của các cơ sở chăm sóc lâu dài

 Tất cả phụ nữ có thai nên được làm xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của HBV. Người có kết quả xét nghiệm này dương tính có nguy cơ truyền virus cho con của họ trong lúc sinh, vậy nên trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV nên được tiêm HBIG và vaccine HBV ngay sau sinh. Lý do tiêm cả hai liều này là vì tuy vaccine HBV có hiệu quả lâu dài và chủ động, tác dụng của nó chỉ có sau vài tuần đến hàng tháng. Cho đến lúc đó, kháng thể thụ động tác dụng ngắn của HBIG sẽ bảo vệ trẻ.

 Người chưa được chích vaccine bị lây nhiễm với HBV (chẳng hạn nhân viên y tế bị kim đâm) cần HBIG bên cạnh vaccine HBV với cùng lý do như trên.

Viêm gan C và D 

Hiện nay chưa có vaccine ngừa viêm gan C. Phát triển loại vaccine này gặp nhiều khó khăn vì có đến 6 thể (kiểu gene) khác nhau của HCV. Tương tự, chưa có vaccine ngừa viêm gan D. Tuy nhiên, vaccine HBV có thể giúp ngừa viêm gan D vì virus viêm gan D dựa vào HBV để nhân lên trong cơ thể.

Tiên lượng của viêm gan siêu vi

 Đa số bệnh nhân nhiễm VGSV có tiên lượng tốt; tuy nhiên điều này thay đổi tuỳ theo tác nhân virus. Chẳng hạn, người bệnh gan mạn có tiên lượng xấu hơn vì nguy cơ tiến triển đến xơ gan, suy gan, ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan), và tử vong. Triệu chứng của VGSV như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và vàng da thường giảm sau vài tuần đến vài tháng mà không cần điều trị đặc hiệu gì. Trên thực tế, hầu hết người nhiễm HAV cấp và đa số người lớn (trên 95%) nhiễm HBV cấp tính hồi phục hoàn toàn. Điều này có nghĩa là:

  • virus viêm gan đã được tiêu diệt hoàn toàn khỏi cơ thể nhờ hệ miễn dịch,
  • tình trạng viêm của gan giảm dần,
  • người bệnh có miễn dịch với chính virus đó và
  • người bệnh không lây bệnh cho người khác.

 Tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhân nhiễm VGSV sẽ phục hồi hoàn toàn. 5% số người nhiễm HBV cấp tính và 60% người nhiễm HCV cấp tính sẽ tiến triển đến viêm gan mạn. Người bệnh viêm gan tối cấp (khoảng 0.5% đến 1%) có tỉ lệ tử vong đến 80%. VGSV C mạn là chỉ định hàng đầu của ghép gan. 

 Gan có chức năng thải trừ chất độc và chức năng này suy giảm khi người bệnh nhiễm VGSV cấp hoặc mạn. Để có tiên lượng tốt, người bệnh nên được khuyên tránh các tác nhân có thể ảnh hưởng xấu hơn đến chức năng gan (như rượu bia, thuốc lá, thuốc men cần được chuyển hoá ở gan).

Tài liệu tham khảo

  1. Medically reviewed by Robert Cox, MD; American Board of Internal Medicine with subspecialty in Infectious Disease
  2. Viral Hepatitis.
  3. Hepatitis C FAQs for the Public.
  4. Surveillance for Viral Hepatitis – United States, 2012.
  5. Hepatitis B Medication.
  6. Hepatitis C Medication.
  7. Viral Hepatitis.
  8. GB virus C (hepatitis G) infection.
  9. Hepatitis B: Are you at risk?
  10. Hepatitis B.

Nguồn tin: Y học cộng đồng

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay725
  • Tháng hiện tại11,206
  • Tổng lượt truy cập1,918,189
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây