Dấu hiệu cho biết bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp

Thứ bảy - 30/12/2017 08:59 2.104 0
Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp người bệnh thường không có triệu chứng đặc trưng. Chỉ tới khi người bị đau dạ dày với những biểu hiện khác nhau thì vi khuẩn Hp mới được phát hiện. Trong những trường hợp như vậy, biện pháp điều trị bắt buộc là diệt trừ vi khuẩn Hp kèm theo điều trị triệu chứng sớm nhất có thể.

1. Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Nhiễm khuẩn Hp xảy ra khi loại vi khuẩn này khu trú trong dạ dày của bạn. 

Nhiễm khuẩn này thường xảy ra từ khi chúng ta còn nhỏ và có trong dạ dày của khoảng trên 50% dân số thế giới. Đây là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày – tá tràng,  Loét dạ dày – tá tràng và nặng hơn là ung thư dạ dày,.

Hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ bị nhiễm khuẩn Hp, bởi vì không có triệu chứng đặc trưng. Nếu nhận thấy các triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng, bác sỹ sẽ cho bạn kiểm tra nhiễm khuẩn Hp bởi loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. 
 

Nhiễm vi khuẩn Hp

2. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp:

Phần lớn những người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì đặc trưng rõ rệt. tuy nhiên nếu bạn gặp một số triệu chứng sau thì đó là báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
  • Đau bụng tăng lên khi đói.
  • Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
  • Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
  • Chán ăn.
  • Ợ nhiều.
  • Đầy bụng.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.

3. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Bạn nên đi gặp bác sỹ ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào tồn tại dai dẳng. Bạn nên tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán ngay nếu gặp các trường hợp sau:

  • Đau bụng lâu không dứt hoặc đau bụng dữ dội.
  • Khó nuốt.
  • Phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
  • Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.

4. Biến chứng:

  • Loét dạ dày tá tràng: 
Khi tồn tại trong dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra một loại men có tên là Urase có tác dụng trung hòa acid dịch vị, đồng thời phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày giúp vi khuấn tồn tại được và chui sâu xuống lớp niêm mạc dạ dày bên dưới. Ngoài ra vi khuẩn Hp còn tiết ra các độc tố gây viêm, hậu quả là dẫn tới viêm dạ dày. Lớp nhầy bảo vệ bị phá hủy tạo điều kiện cho acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo ra các ổ loét. Khoảng 20% bệnh nhân nhiễm Hp bị viêm dạ dày và có khoảng 10% bị loét dạ dày.
  • Thủng dạ dày: 
Vi khuẩn Hp tồn tại trong ổ loét lâu ngày có thể ăn thủng lớp niêm mạc, thanh mạc dạ dày và xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày.
  • U malt: 
Một loại u lymphoma liên quan đến niêm mạc dạ dày có mối quan hệ mật thiết với nhiễm khuẩn Hp.
  • Ung thư dạ dày: 
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong rất cao. Chỉ trong 5 năm khi phát hiện ung thư dạ dày ở Việt Nam lên tới 91%. Vi khuẩn Hp được xác định là tác nhân nhóm I gây ung thư dạ dày. Các ca bệnh ung thư dạ dày thường chủ yếu được tìm thấy ở độ tuổi trung niên mà hiếm khi gặp ở trẻ nhỏ. Điều này cũng được lý giải một phần liên quan tới việc nhiễm Hp kéo dài từ thời thơ ấu, trải qua thời gian mới diễn tiến thành ung thư dạ dày.

Chúng ta có thể thấy rằng, khuẩn Hp là một loại khuẩn gây nên các bệnh lí nghiêm trọng cho dạ dày. Vì vậy các bạn cần chú ý bảo vệ sức khoẻ của mình nhất là trong những dịp gần Tết như hiện nay. Nếu phát hiện mình có những dẫu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay387
  • Tháng hiện tại10,868
  • Tổng lượt truy cập1,917,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây