Những điều cần biết về đau dạ dày và nhiễm khuẩn Hp khi mang thai

Thứ tư - 04/04/2018 13:57 3.270 0
Có khoảng một nửa trong số chị em phụ nữ khi mang thai gặp các triệu chứng của bệnh dạ dày, một số trường hợp khi đi kiểm tra xét nghiệm lại phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày và vô cùng lo lắng. Vậy tình trạng này liệu có nguy hiểm và có cách nào để phòng chống hay không? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu bệnh lý đau dạ dày khi mang thai có vi khuẩn Hp qua bài viết dưới đây nhé.
Hình minh họa
Hình minh họa

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày khi mang thai

Hầu hết các triệu chứng của bệnh lý dạ dày rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ. Khi em bé vừa bắt đầu hình thành cũng là lúc có sự thay đổi của các hormon trong cơ thể mẹ. Những hormon này có tác dụng bảo vệ cho sự phát triển của em bé nhưng lại vô tình gây ra chút phiền toái cho mẹ và một trong số đó là triệu chứng trào ngược giống như bệnh lý dạ dày vậy. Mẹ có thể có cảm giác buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát phần trên rốn, thậm chí một số mẹ bị nôn nhiều còn có cảm giác bỏng rát cổ họng do acid dịch vị gây ra. Hầu hết các triệu chứng này là bình thường trong thai kỳ và không có gì đáng lo, trừ khi mẹ bị nôn nghén quá mức mà ảnh hưởng tới dinh dưỡng của mình và em bé mà thôi. Tuy nhiên mẹ cần cẩn trọng và lưu ý đi thăm khám trong một số trường hợp gợi ý tới bệnh lý dạ dày dưới đây:

  • Có tiền sử mắc bệnh lý dạ dày trước đây.
  • Có triệu chứng đau, nóng rát vùng thượng vị thường xuyên.
  • Nôn ra máu.
  • Đi cầu ra máu hoặc phân đen (lưu ý một số mẹ dùng viên sắt cũng gây ra tình trạng đi ngoài phân đen).
  • Thiếu máu thiếu sắt mà sau khi bổ sung sắt bằng thuốc vẫn không cải thiện.

Các xét nghiệm chuẩn đoán đau dạ dày khi mang thai

Khi có các triệu chứng kể trên, việc đầu tiên mẹ cần làm đó là thăm khám bác sỹ sản khoa để đảm bảo rằng thai kỳ của mình vẫn bình thường. Nếu như các dấu hiệu của mẹ gợi ý tới bệnh lý dạ dày bác sỹ sản có thể giới thiệu mẹ thăm khám chuyên khoa tiêu hóa. Tại đây mẹ có thể được làm 1 số xét nghiệm để kiểm tra:

  • Nội soi: mặc dù kỹ thuật nội soi khá an toàn nhưng dù sao đây cũng là một thủ thuật xâm lấn nên rất hạn chế đối với phụ nữ mang thai. Rất ít các trường hợp mang thai được chỉ định nội soi, trừ khi đó là các trường hợp nặng, có xuất huyết tiêu hóa hoặc các biến chứng khác. Còn lại hầu như nội soi được trì hoãn cho tới khi mẹ sinh xong em bé.
  • Xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp: đó có thể là xét nghiệm máu, test thở, xét nghiệm phân hoặc clotest (nếu nội soi). Trong số các xét nghiệm trên thì khuyến cáo mẹ nên thực hiện test thở C13 vì xét nghiệm này có độ chính xác cao và an toàn. Tại một số cơ sở chưa có điều kiện test thở thì xét nghiệm máu có thể chấp nhận được nếu mẹ chưa từng điều trị tiệt trừ vi khuẩn Hp trước đây. Xét nghiệm phân ít khi được thực hiện ở người lớn do khá bất tiện.

Nhiễm khuẩn Hp khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số bà mẹ rất hoang mang và lo lắng khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm Hp dương tính. Thực chất, Hp dương tính có nghĩa là mẹ đang nhiễm một loại vi khuẩn có tên gọi Helicobacter pylori trong dạ dày. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn Hp không có vấn đề gì về sức khỏe nhưng cũng có khoảng 20% trong số những người nhiễm Hp có thể mắc bệnh lý dạ dày hoặc các bệnh lý khác ngoài đường tiêu hóa. Ở phụ nữ mang thai, mặc dù không phổ biến nhưng vi khuẩn Hp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng gây thiếu máu, chậm phát triển thai nhi, dị tật ống thần kinh, tiền sản giật, sảy thai…

hau qua nhiem hp khi mang thai e1515644587216

Hậu quả của nhiễm khuẩn Hp ở phụ nữ mang thai

Vi khuẩn HP có lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai không?

Các nghiên cứu cho thấy trong thời gian mang thai vi khuẩn Hp hầu như không lây nhiễm từ mẹ sang con. Con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp là qua đường tiêu hóa, khi em bé chào đời và tiếp xúc với mẹ. Nguy cơ lây nhiễm khuẩn Hp trong gia đình, đặc biệt là từ mẹ sang con rất cao, chủ yếu xuất phát từ thói quen mớm thức ăn, hôn trẻ của mẹ. Đây là những thói quen không khoa học các mẹ nên bỏ để không chỉ tránh lây nhiễm khuẩn Hp mà còn tránh được nhiều mầm bệnh nguy hại khác cho con.

Cách xử trí khi nhiễm khuẩn Hp trong thai kỳ

Khác với các trường hợp nhiễm khuẩn Hp thông thường, phụ nữ mang thai không sử dụng được phác đồ tiệt trừ Hp do những thuốc trong phác đồ có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Giải pháp tối ưu có lẽ là sản xuất được một loại vaccine phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp ngay từ khi chưa nhiễm Hp, tuy nhiên việc phát triển vaccine phòng ngừa Hp rất khó khăn và các nhà khoa học vẫn đang trên con đường hoàn thiện giải pháp này.

Trong trường hợp này, các mẹ nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và theo dõi tốt hơn

Hi vọng bài viết trên đã đem lại cho các mẹ nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các mẹ một thai kỳ luôn mạnh khỏe!

Nguồn tin: Sưu tầm

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay462
  • Tháng hiện tại10,943
  • Tổng lượt truy cập1,917,926
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây