Tổng quan về bệnh Ung thư dạ dày

Thứ năm - 21/12/2017 19:52 2.674 0
Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào Ung thư phát triển trong dạ dày. Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các bệnh Ung thư (đứng sau Ung thư phổi). Hãy cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Hình minh họa
Hình minh họa

Nguyên nhân gây bệnh Ung thư dạ dày

Cho tới nay, nguyên nhân gây Ung thư dạ dày vẫn còn chưa hoàn toàn được làm rõ. Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới chỉ đưa ra đưa ra các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây Ung thư dạ dày. Tuy nhiên, khi có một, một vài hoặc thậm chí tất cả các yếu tố gây Ung thư sau thì cũng chưa chắc bệnh nhân đã bị Ung thư dạ dày. Nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể, khả năng kiểm soát bệnh tật, lối sống, chế độ chăm sóc y tế… Một số tác nhân gây Ung thư dạ dày và yếu tố làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày như sau:

  • Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Vi khuẩn Hp được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, đã xác định được con đường từ nhiễm Hp tới Ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ Ung thư dạ dày, ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào và các chất bảo quản thực phẩm….
  • Thiếu máu ác tính.
  • Viêm dạ dày thể teo.
  • Viêm loét dạ dày mãn tính có Hp, không điều trị triệt để, tái phát thường xuyên.
  • Người có nhóm máu A dễ bị Ung thư dạ dày hơn các nhóm máu khác
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá…
  • Yếu tố tâm lý (thường xuyên căng thẳng, trầm cảm, lo lắng…): yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới tình trạng viêm mạn tính của dạ dày do đó cũng là một tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày

Các dấu hiệu nhận biết bệnh Ung thư dạ dày

Hầu hết triệu chứng trên của bệnh  ung thư dạ dày thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý toàn thân khác, dẫn đến sự chủ quan cho người bệnh. Tuy nhiên, ngay khi có các dấu hiệu dưới đây, hãy cẩn trọng và nhanh chóng tìm gặp các thầy thuốc chuyên khoa để có được sự tư vấn, thăm khám và điều trị tốt nhất:

  • Đau vùng thượng vị: âm ỉ hoặc nóng rát, hoặc không có triệu chứng
  • Đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu
  • Nuốt nghẹn
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đã hoặc đang bị viêm dạ dày mãn tính, nhất là thể teo
  • Cảm thấy mệt mỏi, sút cân đột ngột
  • Nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen
  • Có thể sờ thấy khối u ở bụng khi bệnh đã ở giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày là một bệnh lý rất nguy hiểm, thông thường nếu đã để đến giai đoạn muộn mới phát hiện thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. Cũng vì khó phát hiện sớm nên hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán Ung thư dạ dày không có khả năng sống qua năm thứ 5, tỷ lệ khoảng 80%. Chính vì vậy, việc thăm khám định kỳ cũng như chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân, nâng cao kiến thức về bệnh là cách tốt nhất để chúng ta có thể phát hiện sớm và nâng cao hiệu quả của việc điều trị đối với bệnh ung thư dạ dày nói chung và các bệnh lý khác nói riêng.

Các giai đoạn phát triển của Ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày được chia thành nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Ở giai đoạn đầu các dấu hiệu ung thư dạ dày thường rất mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngày nay Ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm khi chưa di căn sang các bộ phận khác. Bệnh được chia thành 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 0: Ở giai đoạn đầu này khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.

Giai đoạn 1: ung thư dạ dày sẽ biểu hiện một trong số các dấu hiệu sau:

  •  Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Giai đoạn 2:  xuất hiện một trong các dấu hiệu điều sau:

Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.

  • Hoặc, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết
  • Hoặc, khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Giai đoạn 3 xuất hiện một trong các dấu hiệu điều sau đây:

  • Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.

Giai đoạn 4:

  • Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.
  • Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.

Cách điều trị ung thư dạ dày

ung thư dạ dày

Phẫu thuật

Đây là một trong những cách điều trị ung thư dạ dày thường được áp dụng nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần lớn dạ dày có tế bào Ung thư của người bệnh. Vì các tế bào ung thư có thể lan tỏa theo hệ thống bạch huyết, nên các hạch bạch huyết ở gần vị trí khối u sẽ được vét bỏ trong khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể phục hồi rất nhanh, sau gần một tuần có thể ăn uống trở lại và trong khoảng nửa tháng có thể được xuất viện, tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là một biện pháp dùng thuốc, hóa chất để chống ung thư. Các bác sĩ có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để có được kết quả điều trị tốt nhất. Đa số các loại thuốc chống ung thư dạ dày thường được sử dụng theo đường tiêm, còn một số khác dùng theo đường uống. Hóa trị liệu được chia thành các đợt khác nhau và có thời gian nghỉ ngắn trước khi bắt đầu một đợt điều trị mới để bệnh nhân được hồi phục.

Xạ trị

Đây là biện pháp sử dụng các tia năng lượng cao tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển. Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Thời gian điều trị trung bình khoảng từ 5-6 tuần, mỗi tuần 5 ngày. Bên cạnh đó còn có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị để giảm đau, thu nhỏ khối u cũng như giảm các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày.

Liệu pháp sinh học

Hình thức điều trị này nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể để có thể hồi phục sau các tác dụng phụ của các phương pháp như hóa trị và xạ trị. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị ung thư dạ dày có thể phải nằm viện để theo dõi trong khi điều trị bằng liệu pháp sinh học.

Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư dạ dày

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng bao gồm:

  • Bản thân khối u: vị trí, kích thước khối u, giai đoạn của bệnh, sự lan rộng của tế bào ung thư.
  • Tình trạng cụ thể của người bệnh: sức khỏe, tuổi tác, tâm lý, khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
  • Các yếu tố khách quan: phương pháp điều trị, quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng…

Tỷ lệ sống sau 5 năm của các giai đoạn ung thư dạ dày được điều trị bằng phẫu thuật như sau (thống kê năm 2010)

Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư dạ dày 1

Phòng ngừa Ung thư dạ dày

Việc phát hiện Ung thư dạ dày thường ở giai đoạn muộn do không có dấu hiệu đặc trưng và việc tầm soát bệnh còn hạn chế. Tỷ lệ điều trị thành công Ung thư dạ dày ở các giai đoạn muộn rất thấp, tỷ lệ sống chỉ khoảng 4% khi bệnh nhân được phát hiện Ung thư dạ dày ở giai đoạn IV. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày là cách tốt nhất giúp bạn tránh xa căn bệnh này cũng như các nguy cơ mà nó gây ra.

Một số biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày được khuyến cáo như sau:

  • Diệt và phòng ngừa vi khuẩn Hp dạ dày: tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp loại vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày do những bằng chứng thu thập trong suốt một thời gian dài cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa loại vi khuẩn này với bệnh ung thư dạ dày. Các nghiên cứu cúng chỉ ra, nếu trẻ em bị nhiễm Hp thì có nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi trưởng thành cao hơn gấp 10 lần những trẻ không nhiễm Hp. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày, trong khi đó đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá có chứa những chất có thể làm biến đổi tế bào niêm mạc dạ dày, gây ung thư dạ dày nếu sử dụng kéo dài.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa của cơ thể là cơ sở giúp phòng ngừa Ung thư dạ dày hiệu quả.

Nhìn chung, ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và có tiên lượng bệnh xấu, tỷ lệ tử vong nằm trong top đầu các bệnh ung thư. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, chúng ta cần có một chế độ ăn uống khỏe mạnh, khoa học cùng với tập luyện và sinh hoạt hợp lý và thăm khám định kỳ sức khỏe hàng năm để có thể phát hiện sớm và phòng tránh ung thư dạ dày cũng như nhiều bệnh khác hiệu quả.

Nguồn tin: Minh Tâm

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay575
  • Tháng hiện tại11,056
  • Tổng lượt truy cập1,918,039
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây