Hội chứng ruột kích thích

Thứ sáu - 15/12/2017 16:25 2.298 0
Hội chứng ruột kích thích (IBS) còn gọi là “co thắt đại tràng”, là một loại rối loạn tiêu hóa thường gặp. Tuy ai cũng có lúc trục trặc, người có hội chứng ruột kích thích thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy hay táo bón tái đi tái lại. Hội chứng ruột kích thích gặp trong khoảng 10% đến 15% số người ở Bắc Mỹ.
Hình minh họa
Hình minh họa

Triệu chứng IBS

Hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng chính của IBS là đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện. Bạn có thể bị táo bón, tiêu chảy hay cả hai. Triệu chứng rõ rệt thường gặp là đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng trên không gây hại đến hệ thống tiêu hóa, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Thật không dễ chịu chút nào khi suốt ngày bụng đau âm ỉ và phải liên tục ra vào nhà vệ sinh.

Nguyên nhân gây ra IBS

Triệu chứng IBS


Chưa xác định được nguyên nhân của IBS. Có một giả thuyết cho rằng các cơn co thắt cơ bất thường của ruột dẫn đến đau, cứng bụng và rối loạn tiêu hóa. Mặc khác, một số người bị IBS sau khi bị nhiễm trùng đường ruột nặng, tuy nhiên cũng chưa đủ bằng chứng để kết luận. Liệu có phải do phản ứng hay dị ứng với thức ăn? Đề tài này cũng đang được nghiên cứu. Vì triệu chứng giống IBS có thể xảy ra khi ăn một số thực phẩm từ sữa (chứa lactose), đậu, bông cải xanh, súp lơ và bắp cải.

Những ai dễ mắc hội chứng ruột kích thích?

Những ai dễ mắc hội chứng ruột kích thích?

 

Bất kỳ ai cũng có thể bị IBS, nhưng phụ nữ có nguy cơ cao gấp đôi nam giới. Đối với những người có tiền sử gia đình bị IBS thì nguy cơ càng cao. Triệu chứng thường khởi phát ở người sau tuổi 20, ít gặp ở người trên tuổi 50. IBS thường đi kèm với trầm cảm hay lo âu.

Chẩn đoán IBS

Chẩn đoán IBS


Không có tiêu chuẩn xét nghiệm nào để chẩn đoán IBS. Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên mô tả của bệnh nhân. Chính vì vậy, điều cần thiết là bạn phải thẳng thắn và cụ thể khi khai bệnh với bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để loại trừ một số nguyên nhân khác gây bệnh.

Ảnh hưởng của IBS đến cuộc sống của bạn

Ảnh hưởng của IBS đến cuộc sống của bạn

IBS không gây nguy hiểm đến cuộc sống nhưng nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống của bạn. Việc kích thích liên tục kèm với những đợt tiêu chảy cấp làm bạn gặp khó khăn khi đi lại bằng tàu xe hay máy bay. Khi đến những nơi xa lạ, dò tìm vị trí nhà vệ sinh luôn cần thiết đối với bạn.

IBS và stress

IBS và stress

Dù bạn có bị IBS hay không, chắc hẳn bạn cũng đôi lần có cảm giác bồn chồn những lúc bị căng thẳng như lúc diễn thuyết trước đám đông, thi cuối kỳ, hay tham gia các sự kiện trọng đại khác. Một vòng luẩn quẩn khá thú vị, stress sẽ kích thích khởi phát IBS hoặc làm nó tệ hơn. Ngược lại, IBS sẽ làm bạn bị stress.

Tác nhân kích thích IBS

Hội chứng ruột kích thích

 

Điều đầu tiên nếu bạn muốn kiểm soát IBS, cần phải xác định tác nhân nào làm triệu chứng của bạn tệ hơn. Ngoài trạng thái căng thẳng, những tác nhân kích thích thông thường như một bữa ăn, thay đổi hormone, và một số thuốc. Điều quan trọng bạn cần biết là không có loại thực phẩm cụ thể nào liên quan đến triệu chứng IBS, nhưng ghi lại vào một cuốn sổ tay ăn uống sẽ giúp bạn nhận ra thức ăn nào không phù hợp với bạn.

Điều trị IBS

1. Thay đổi chế độ ăn

Thay đổi chế độ ăn

Phương pháp trị liệu tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể và tác nhân gây kích thích, nhiều người bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn. Bạn sẽ cảm thấy hữu hiệu khi từ bỏ cafein, rượu, và thức ăn nhiều béo. Ăn nhiều chất xơ hay uống nhiều nước giúp giảm nhẹ triệu chứng. Các loại thực phẩm bạn nghi ngại có thể giảm dần từ từ. Bạn sẽ mất một khoảng thời gian để biết được thay đổi nào làm bạn cảm thấy nhẹ người nhất.

2. Men tiêu hóa

Men tiêu hóa

Men tiêu hóa là những lợi khuẩn, nó giảm sự sinh sôi của những vi khuẩn có hại trong đường ruột. Có nhiều loại men tiêu hóa, nhưng loại tốt nhất được tìm thấy trong sữa chua – hãy tìm những nhãn dán ghi “men sống”. Một vài nghiên cứu cho thấy men tiêu hóa cải thiện triệu chứng IBS, nhưng vấn đề này cần nghiên cứu thêm.

3. Thuốc trị tiêu chảy

Thuốc trị tiêu chảy

Nếu thay đổi thói quen ăn uống vẫn không cải thiện được gì, bác sĩ có thể cho thuốc điều trị giảm triệu chứng. Đối với tiêu chảy, bạn có thể lựa chọn thuốc điều trị tiêu chảy phổ biến (như là Imodium hay Lomotil) giúp giảm nhu động ruột. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây táo bón, bạn tư vấn với bác sĩ.

4. Thuốc trị táo bón

Thuốc trị táo bón

Thỉnh thoảng, bác sĩ kê cho bạn toa thuốc để tăng lượng dịch trong ruột. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc nhuận trường, chẳng hạn như Sữa Magnesia hay Miralax, thuốc có tác dụng làm phân mềm và dễ dàng ra ngoài. Thuốc nhuận trường kích thích như Correctol và Senekot để đẩy nhanh phân ra ngoài ruột, nhưng bạn không nên lạm dụng thuốc thường xuyên.

5. Thuốc chống trầm cảm và chống co thắt

Thuốc chống trầm cảm và chống co thắt

Nếu bác sĩ kê cho bạn thuốc chống trầm cảm để trị IBS, không có nghĩa là triệu chứng của bạn là xuất phát từ “não bộ” hay do bị trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm đóng vai trò chất dẫn truyền hóa học đến hệ tiêu hóa và làm giảm cơn đau, co thắt. Thuốc này khá hữu hiệu nếu co thắt là triệu chứng chính bạn gặp phải. Hầu hết thuốc đều có tác dụng phụ, do đó bạn nên tư vấn kỹ với bác sĩ.

6. Dầu bạc hà

Dầu bạc hà

Nếu bạn cần một phương thuốc tự nhiên thì bạn nên thử dầu bạc hà. Nghiên cứu cho thấy dầu bạc hà làm giảm triệu chứng IBS khá hiệu quả. Thực tế, dầu bạc hà tốt hơn giả dược trong việc giảm thiểu triệu chứng IBS ở một số người. Hãy tìm mua dạng viên nang và tan trong ruột, loại này hiếm khi gây cảm giác ợ nóng – nên tư vấn trước với bác sĩ nếu bạn đang uống những loại thuốc khác.

7. Vấn đề tâm lý

Vấn đề tâm lý

Bởi vì stress làm tình trạng IBS tệ hơn, kiểm soát stress sẽ rất có lợi cho bạn. Liệu pháp nhận thức hành vi là một dạng tâm lý trị liệu giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành những suy nghĩ tích cực, thực tế. Liệu pháp này giảm stress, đồng thời giúp giảm đau và giảm triệu chứng đường ruột liên quan đến IBS. Phương pháp này giúp bạn có chiến lược đối phó với IBS khi triệu chứng bộc phát.

8. Thôi miên

Thôi miên

Thôi miên đưa bệnh nhân vào trạng thái ý thức đặc biệt mà lúc đó họ sẽ được hướng dẫn để làm dịu cơn đau. Một số nghiên cứu cho thấy thôi miên giúp giảm đau, giảm triệu chứng về tiêu hóa và lo lắng dẫn đến IBS.

9. Phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học dạy bệnh nhân cách nhận biết và thay đổi phản ứng của cơ thể khi bị căng thẳng. Sau vài buổi học, nhiều người có thể làm chậm nhịp tim và rơi vào trạng thái thư giãn. Cách này rất hữu ích trong việc giảm stress và giảm triệu chứng IBS.

10. Phương pháp trị liệu thư giãn

Phương pháp trị liệu thư giãn

Nhiều người học cách trấn tĩnh bản thân nhờ ngồi thiền, liệu pháp hình tượng âm nhạc, hít thở sâu hay những phương pháp thư giãn khác. Nghiên cứu cho thấy những liệu pháp này rất có ích với những triệu chứng khác nhau của IBS, như giảm cơn đau, tiêu chảy hay táo bón. Thường xuyên luyện tập, bạn có thể vận dụng liệu pháp thư giãn này ở bất kỳ nơi nào.

IBS và vận động

IBS và vận động

Người bị IBS không thích vận động đặc biệt khi triệu chứng bộc phát. Tuy nhiên, hoạt động thể chất hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng, và tạo cảm giác hạnh phúc. Do đó, trước tiên, hãy chọn những hoạt động ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và đi vệ sinh trước khi tập. Nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.

Tiên lượng

Tiên lượng

IBS là một tình trạng mãn tính, và bệnh nhân có thể có khoảng thời gian “bình ổn” tạm thời, trước khi có những cơn bệnh bùng phát mới. Hãy giữ một cuốn nhật ký ăn uống ghi lại cảm giác và triệu chứng sau khi ăn sẽ giúp tìm ra ngay những yếu tố kích thích khi bạn được chẩn đoán mắc IBS – nếu IBS bắt đầu làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của bạn. Theo thời gian, những triệu chứng của IBS thường không diễn tiến xấu hơn. IBS không đe dọa mạng sống và không dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, như các trường hợp viêm ruột hay ung thư. 

Nguồn tin: Biên dịch từ nguồn WebMD

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay507
  • Tháng hiện tại10,988
  • Tổng lượt truy cập1,917,971
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây